Khác với phiên bản trước, phiên bản mới lần này có mặt tại Hà Nội ở công ty An Phát đã có thiết kế gọn hơn, nhìn thanh thoát hơn rất nhiều.
Điểm làm nên danh tiếng của thiết bị đeo lừng danh này chính là tính tương tác cao cũng như đồ họa 3 chiều theo thời gian thực, đem tới cho người dùng trải nghiệm được đắm chìm trong không gian "thực mà ảo, ảo mà thực".
Quá trình cài đặt chiếc kính Oculus Rift này với máy tính cũng rất nhanh gọn, chỉ trong khoảng 10 phút cả lắp đặt phần cứng và phần mềm, chiếc kính đã sẵn sàng hoạt động. Phần mềm đi kèm tương thích tốt nhất với Windows 8, còn ở trên Windows 7 thì chúng tôi có vướng phải một số vấn đề nhỏ, tốn thêm một chút thời gian để khắc phục.
Oculus Rift lấy thông tin trực tiếp từ card đồ họa
Bộ phận cảm biến (sensor) đặt trước mặt người dùng hoặc bất cứ vị trí nào khác tùy chọn nhằm cảm nhận được chuyển động tốt nhất. Khi đeo kính Oculus trong bóng tối, cảm biến sẽ định vị các chướng ngại hoặc tạo khoảng cách bằng các điểm hồng ngoại màu đỏ để căn chỉnh góc nhìn, gửi tín hiệu về máy tính xử lý và đưa ra tương tác phù hợp.
Phiên bản mà chúng tôi trải nghiệm hiện vẫn chỉ là dạng Development kit thứ 2 (DK2) dành cho các nhà phát triển chứ không phải phiên bản thương mại bán ra thị trường.
Chiếc kính chỉ có duy nhất 1 nút nguồn và đèn báo hiệu: Xanh (đang hoạt động) , Vàng (idle: chờ/ nghỉ), không có đèn là chưa hoạt động.
Ngay bên cạnh đó là cổng cắm headphone được đậy lại bằng một nắp cao su nhỏ.
Hai thấu kính lớn khi đeo vào sẽ ép sát vào mắt người dùng, nếu ai bị cận thì sẽ phải tháo kính ra.Oculus Rift cũng cung cấp cho người dùng khả năng chống cận bằng việc xê dịch khoảng cách từ thấu kính đến mắt người dùng.
Khoảng cách từ 2 thấu kính đến mắt được điều khiển dễ dàng bằng 2 nút vặn ở hai bên.
Trong quá trình trải nghiệm chúng tôi sử dụng một phần mềm giả lập lái xe vào bãi đỗ và điều khiển máy bay. Cả hai đều là hai ứng dụng cơ bản có đồ họa ở mức chấp nhận được nhưng cũng đủ để diễn đạt được tiềm năng và tính chân thực mà Oculus Rift mang lại.
Trên màn hình vẫn hiển thị riêng hai hình ảnh riêng biệt nhưng chúng ta sẽ chỉ cảm nhận được một ảnh duy nhất. Chất lượng hiển thị có độ sắc nét rất ổn, đủ để mang lại cảm giác "thật" nhất có thể. Để điều khiển hướng bay trong trò Air Craft này thì người dùng sẽ phải xoay đầu theo hướng muốn bay. Đối với một số người có tiền sử say sóng hoặc say xe thì sẽ rất nhanh bị chóng mặt.
Kết hợp với tai nghe
Bạn chỉ việc xoay đầu, cảm biến sẽ đo và thể hiện chính xác
Thậm chí ngay cả người không mắc bệnh say xe như tôi thì sau 15 phút sử dụng và tháo kính ra cũng có đôi chút loạng choạng vì cảm giác trong game mà Oculus mang lại quá thật.
Trải nghiệm với ứng dụng giả lập khả năng đỗ xe
Trong game thứ hai là giả lập khả năng đỗ xe, bạn được đưa vào một cabin, hỗ trợ góc nhìn 360 độ khi người trải nghiệm, nó khó như khi chúng ta lái xe lần đầu vậy, người trải nghiệm trong ảnh chưa từng lái xe ô tô bao giờ và phải quay như chong chóng trong gần 15 phút đồng hồ mới có thể điều khiển chiếc xe "ảo" đi vào đúng vị trí, cho dù nhin trên màn hình máy tính thì nó khá đơn giản.
Tạm kết
Với khả năng đem lại trải nghiệm gần giống như thực tế và có thể đánh lừa não bộ của người sử dụng, kính thực tế ảo nói chung và Oculus Rift nói riêng có vô vàn ứng dụng cực kỳ thiết thực trong cuộc sống. Có thể kể ngay đến như huấn luyện binh sĩ, phi công, sát hạch khả năng lái xe hay đơn thuần là đem lại trải nghiệm thú vị trong game. Cuối cùng xin cám ơn An Phát Computer 269 Chùa Bộc đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài viết này.
Trải nghiệm Oculus Rift tại Việt Nam: đua xe ảo, say xe thật
4/
5
Oleh
Unknown